Mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử và tính chất của nguyên tố
Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được một số tính chất đặc trưng của nguyên tố đó. Cụ thể là:
1. Loại nguyên tố
- Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố kim loại (trừ H, He).
- Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng: thường là nguyên tố phi kim.
- Nguyên tử có 8e ở lớp ngoài cùng: là nguyên tố khí hiếm (cả trường hợp He có 2e).
- Nguyên tử có 4e ở lớp ngoài cùng là phi kim nếu thuộc chu kì 2, 3 và là kim loại nếu thuộc các chu kì khác.
2. Công thức một số loại hợp chất và tính chất của hợp chất đó
Nếu nguyên tố R thuộc nhóm nA:
- Hóa trị trong oxit cao nhất là n → công thức oxit cao nhất là R2On.
- Hóa trị trong hợp chất khí với H (chỉ áp dụng với phi kim) là (8 - n) → công thức hợp chất khí với H là RH8-n.
- Công thức hidroxit cao nhất: R(OH)n (nếu n < 4 thì giữ nguyên công thức; nếu n > 3 thì chuyển thành dạng axit HnROn và tối giản công thức bằng cách bớt đi số phân tử H2O phù hợp).
- Nếu n < 4: oxit và hidroxit cao nhất thường có tính bazơ; nếu n > 3: oxit và hidroxit cao nhất thường có tính axit.
0 nhận xét | Viết lời bình