Bài 18 - CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. CHU KÌ TẾ BÀO
1. Khái niệm:
Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào
2. Một chu kì tế bào gồm:
a. Kì trung gian
- Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sinh trưởng
- Pha S: Nhân đôi ADN và NST
- Pha G2: Tổng hợp các chất cần cho phân bào
b. Nguyên phân
- Phân chia nhân
- Phân chia tế bào chất
II. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. Phân chia nhân: Gồm 4 kì:
Kì đầu:
- Xuất hiện thoi phân bào
- Màng nhân dần biến mất
- Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn
Kì giữa:
- Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động
Kì sau:
- Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn
- Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào
Kì cuối:
- Màng nhân xuất hiện
- Nhiễm sắc thể tháo xoắn
2. Phân chia tế bào chất
- Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ
III. Ý NGHĨA PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN
- Giúp sinh vật nhân thực sinh sản, sinh trưởng
- Tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương
IV. ĐIỀU HOÀ QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
- Nguyên phân và chu kì tế bào được kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường
PHẦN I - B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
Câu 1. Chu kì tế bào có giống nhau ở tất cả những loại tế bào không? Cho VD.
Câu 2. Quá trình phân chia nhân diễn ra như thế nào?
0 nhận xét | Viết lời bình