kênh điểm 10

[ Lý 11 ] BÀI TỪ TRƯỜNG

BÀI TỪ TRƯỜNG
1. Tương tác từ
a. Cực của nam châm
Một nam châm có hai cực :
 - Cực Bắc, kí hiệu N.
 - Cực Nam, kí hiệu là S.
[ Lý 11 ]  BÀI TỪ TRƯỜNG
Hệ nam châm luôn là một số chẳn.
b. Thí nghiệm về tương tác từ
- Nam châm – Nam châm
- Nam châm – Dòng điện
- Dòng điện– dòng điện
Hai dòng điện cùng chiều thì hút nhau
Hai dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau
c. Kết luận :
Giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện, giữa dòng điện với dòng điện có sự tương tác từ.
Dòng điện và nam châm có từ tính.
2. Từ trường
Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
--> Xung quanh hạt mang điện chuyển động cũng cĩ từ trường
3. Đường sức từ
a. Định nghĩa
Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
 - Qui ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.
Chiều đường sức từ là chiều từ cực Nam sang cực Bắc của nam châm thử.
b. Các ví dụ về đường sức từ
[ Lý 11 ]  BÀI TỪ TRƯỜNG
c. Các tính chất của đường suất từ
Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
+ Các  đường sức là các đường cong kín.
+ Các đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm.
+ Nơi nào cảm ứng từ lớn hơn thì các đường sức từ dày, nơi nào cảm ứng từ bé hơn thi các đường sức từ thưa.
d. Từ trường đều
Từ trường đều là từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau.
e. Từ phổ
4. Từ trường Trái Đất
Trái Đất có từ trường.
 - Từ trường Trái Đất đã định hướng cho các kim nam châm của la bàn.

[ Lý 11 ]  BÀI TỪ TRƯỜNG

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình