kênh điểm 10

[ Hóa 11 ] So sánh tính axit của axit hữu cơ

So sánh tính axit của axit hữu cơ



So sánh tính axit của axit hữu cơ



1. Nguyên nhân axit cacboxylic có tính axit
     Phân tử axit có nhóm cacbonyl C = O là nhóm hút e mạnh nên làm giảm mật độ e tự do trên nguyên tử O làm cho liên kết O - H bị phân cực hơn → dễ bị phân li thành H+ thể hiện tính axit.
RCOOH ↔ RCOO- + H+
(RCOOH + H2O ↔ RCOO- + H3O+)
2. So sánh tính axit của các axit hữu cơ
 - Nguyên tắc: Độ mạnh của axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H và độ tan của axit trong dung môi nước.
- Ảnh hưởng của gốc R đến tính axit của axit RCOOH:
     + Nếu nhóm COOH gắn với nhóm đẩy e (gốc hiđrocacbon no) thì tính axit của axit yếu hơn so với tính axit của HCOOH. Gốc ankyl càng có nhiều nguyên tử H thì đẩy e càng mạnh làm cho tính axit càng giảm.
     + Nếu nhóm COOH gắn với nhóm hút e (gốc hiđrocacbon không no, gốc thơm, gốc có chứa nhóm NO2, halogen, OH…) thì tính axit của axit mạnh hơn tính axit của HCOOH. Càng nhiều gốc hút e thì tính axit càng mạnh. Gốc hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh, nhóm hút e nằm càng gần nhóm COOH thì làm cho tính axit của axit càng mạnh.
     Với các dung dịch axit có cùng nồng độ mol/lit, giá trị pH tỉ lệ nghịch với tính axit.

Bài Tiếp Theo -->

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình