Bài toán tìm nguyên tố
Bài toán tìm nguyên tố là một bài toán khá phổ biến trong hóa học. Với mỗi nguyên tố có hai đại lượng đặc trưng là:
- Số hiệu nguyên tử của nguyên tố (Z).
- Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố (M).
Bài viết này đề cập đến cách tìm nguyên tố dựa vào nguyên tử khối trung bình của nguyên tố. Theo cách này, có thể gặp các dạng bài tìm nguyên tố như sau:
1. Tìm nguyên tố dựa vào % khối lượng trong oxit cao nhất hoặc hợp chất khí với H
Để tìm nguyên tố theo kiểu này cần nhớ: Nếu nguyên tố R thuộc nhóm nA thì:
- Oxit cao nhất của R là: R2On.
- Hợp chất khí với H của R là RH8-n.
2. Tìm 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A và 2 chu kì kế tiếp (liên tiếp)
Đối với dạng bài này thường dùng phương pháp trung bình (thay 2 nguyên tố cần tìm bằng 1 nguyên tố) rồi giải. Dạng này thường gặp khi học về nhóm IA và IIA.
3. Tìm 1 nguyên tố trong bài toán có phương trình
Với bài toán dạng này chỉ cần giải theo phương trình hóa học thông thường là được.
0 nhận xét | Viết lời bình